Hướng dẫn thủ tục cúng lễ động thổ, khởi công, cất nóc là những gì bài viết sau chia sẻ. Như chúng ta đã biết động thổ, khởi công, cất nóc là ba dấu mốc quan trọng trong việc xây nhà. Đối với người Việt Nam ta từ bao đời nay văn hóa cúng lễ khi xây nhà là một nghi thức quan trọng và không thể bỏ qua. Vậy thủ tục cúng lễ động thổ, khởi công, cất nóc diễn ra như thế nào cho đúng? Có những điều gì cần lưu tâm khi thực hiện cúng. Maxhome sẽ cho bạn biết câu trả lời qua bài viết sau:

Lễ động thổ, khởi công, cất nóc là gì?
Trước khi làm thủ tục cúng lễ cho bất kỳ ngôi nhà nào cũng nên thực hiện bước đầu tiên là làm lễ động thổ. Vậy lễ động thổ là gì?
Lễ Động thổ được hiểu giống như là một nghi lễ truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, lễ động thổ còn được xem như buổi lễ tổ chức để thờ cúng thần linh, thổ địa và cả tổ tiên theo quan điểm của người Châu Á. Hơn nữa đây còn được xem như là nghi thức đầu tiên để thông báo xác định việc chuẩn bị tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó.

Lễ Khởi công chính là buổi lễ được tổ chức ngay khi bắt đầu xây dựng công trình, dự án. Đây cũng chính là một trong số các bước cần thực hiện trong thủ tục cúng lễ hiện nay. Đứng dưới góc độ tâm linh, lễ khởi công giống như nghi thức xin phép Thổ công. Việc làm lễ động thổ có ý nghĩa về mặt cầu may mắn, cầu thuận lợi cho cả quá trình thi công, xây dựng bất kỳ dự án nào diễn ra trên nền đất.

Lễ cất nóc được hiểu là lễ diễn ra sau khi công trình xây dựng được hoàn tất.. Gia chủ tiến hành lễ này với mong muốn nhà ở hoặc công trình sau này sử dụng sẽ thuận lợi, tránh được những tác nhân xấu như: thiên tai, hoả hoạn,…

Về cơ bản những nghi lễ này đều mang ý nghĩa tôn vinh tâm linh và gửi gắm trong đó mong muốn đảm bảo sự an lành, may mắn cho gia chủ trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.
Lễ cúng động thổ, khởi công, cất nóc có thủ tục như thế nào?
Dưới đây là phần hướng dẫn chi tiết thủ tục cúng lễ mà bạn có thể tham khảo.
-
Lễ cúng động thổ

Quá trình cúng động thổ gồm 3 bước: chọn ngày giờ tốt, chuẩn bị lễ cúng và thực hiện nghi lễ.
Thứ nhất, chọn ngày giờ tốt. Bạn nên chọn ngày giờ tốt theo lịch âm dương, tuân theo quy luật xung khắc của ngũ hành để lựa giờ tốt nhất thực hiện lễ động thổ. Ngoài ra, trong thủ tục thủ tục cúng lễ gia chủ nên xác định cả hướng bàn lễ khi cúng. Thông thường hướng bàn lễ phải phù hợp với mệnh của chủ nhà và tuân theo quy luật xung khắc của bát quái.

Thứ hai, đối với phần lễ chuẩn bị cúng động thổ thông thường sẽ gồm một bộ lễ tam sinh.Các món có thể sắp lễ được gợi ý như: thịt gà luộc, thịt lợn luộc, tôm luộc, xôi hấp, bánh chưng,…và đặc biệt không thể thiếu 01 con gà trống luộc để cúng. Gia chủ chú ý nên lựa gà có chân, mỏ đều vàng, mình vàng về mặt tâm linh sẽ mang nhiều ý nghĩa may mắn hơn.

Thứ ba, thực hiện nghi lễ. Buổi lễ động thổ thường gồm có lễ khai mạc, lễ cúng động thổ và lễ bế mạc. Trong lễ cúng động thổ nên có sự tham gia của chủ nhà, chủ thầu, thầy phong thuỷ và cả các công nhân xây dựng.

2.Lễ cúng khởi công

Về cơ bản, lễ cúng khởi công cũng gồm 3 bước như cúng lễ động thổ, tuy nhiên ở mỗi bước thực hiện sẽ có sự khác nhau đôi chút. Chẳng hạn như:
Xác định ngày giờ tốt để làm lễ thường dựa vào quy định của phong thuỷ hoặc tập quán địa phương nơi có công trình xây dựng.
Các vật phẩm cần chuẩn bị cho lễ cúng gồm có: bàn thờ, lễ vật, cờ, hoa, băng rôn, biển hiệu, nón bảo hiểm,… Do tính chất, đặc thù của lễ khởi công là để bắt đầu công trình xây dựng cho nên các thành phần cúng lễ sẽ được đơn giản hoá hơn so với lễ cúng động thổ.

Cuối cùng trong bước thực hiện lễ khởi công nên có mặt đầy đủ những người tham gia, có ý nghĩa với công trình tham dự, chứng kiến. Lễ cúng khởi công nên có: chủ nhà, chủ đầu tư, nhà thầu, kiến trúc sư, giám sát viên, cán bộ quản lý, khách mời,…
3.Lễ cúng cất nóc

Lễ cúng cất nóc là lễ cúng cuối cùng trong quá trình xây dựng công trình. Đây là nghi lễ truyền thống để cầu an, phúc lộc cho gia chủ, thợ xây cũng như tôn vinh thần giữ nhà.
Thông thường nên tiến hành lễ cúng vào buổi sáng, trước khi cúng cũng nên xem ngày, giờ tốt xấu như thế nào rồi mới tiến hành lễ. Thời gian làm lễ cúng trung bình kéo dài khoảng 30 phút đến 1 tiếng là vừa đủ.
Các đồ cúng nên chuẩn bị gồm có: gà trống, heo quay, gạo, muối, nước trà, rượu, hoa, hương, bìa đỏ viết tên gia chủ và ngày sinh.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ cúng, các phần lễ này nên được mang lên nóc nhà, đặt trên bàn nhỏ. Gia chủ và thợ xây sẽ thực hiện làm lễ, thắp hương và cầu nguyện. Tại đây, mọi người thực hiện lễ dâng rượu cho thần và uống rượu chúc mừng. Lễ kết thúc thì chia nhau đồ cúng và xuống nóc nhà.
Khi thực hiện thủ tục cúng lễ động thổ, khởi công, cất nóc bạn cần lưu ý những gì để thực hiện có hiệu quả?
Dưới đây là một số lưu ý khi tiến hành thủ tục cúng lễ động thổ, khởi công, cất nóc mà Maxhome muốn chia sẻ với bạn đọc.
- Thứ nhất nên lựa chọn trang phục chỉnh tề, nghiêm trọng khi tham dự, tổ chức lễ. Chẳng hạn về màu sắc trang phục bạn có thể chọn những trang phục có gam màu sắc nhã nhặn, có màu trung tính như: đen, xám, trắng. Tránh những trang phục có màu sặc sỡ như: đỏ, vàng, cam, xanh lá.

- Thứ hai, trong thủ tục cúng lễ nên chọn ngày giờ tiến hành lễ cúng động thổ phải hợp với gia chủ và chọn những ngày có hoàng đạo tốt. Tránh cúng lễ những ngày xấu như ngày có: Sát chú, Thổ cấm, Trùng tang,…

- Thứ ba, lễ cúng nên được mua và chuẩn bị đầy đủ. Bởi lẽ xuyên suốt quá trình khi thủ tục cúng lễ các loại lễ vật dùng để cúng này không chỉ là lời tạ ơn mà còn là lễ vật chứng giám lòng thành bày tỏ nguyện cầu để công trình xây dựng thuận lợi. Chính vì thế cần sắm lễ cúng đầy đủ, phù hợp với từng loại lễ.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn phần nào nắm bắt được các thủ tục cúng lễ động thổ, khởi công, cất nóc. Giúp bạn ghi nhớ được một số điểm cần lưu ý khi thực hiện các thủ tục cúng lễ động thổ, khởi công, cất nóc để việc tổ chức lễ mang lại hiệu quả cao nhất. Cuối cùng Maxhome chúc các bạn thực hiện các nghi lễ thành công để việc xây nhà được hoàn thành một cách tốt đẹp và mang lại nhiều may mắn, tài lộc nhất cho bạn.
Câu hỏi thường gặp:
Có nên thuê thầy phong thuỷ để cúng động thổ không?
Nên thuê thầy phong thuỷ để cúng động thổ. Việc thuê thầy phong thủ có thể giúp gia chủ yên tâm xây nhà làm lễ, cúng bái tổ tiên, thổ công, thổ địa theo đúng quy trình và phù hợp với tín ngưỡng văn hoá người Việt.
Nên cúng lễ động thổ trước hay sau khi xây dựng?
Nên tổ chức lễ cúng động thổ trước khi xây dựng. Thầy phong thuỷ là người có hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực này. Bởi thế việc có sự tham gia tư vấn, hỗ trợ hoàn thành các nghi lễ có thể khiến gia chủ yên tâm hơn.
Trường hợp động thổ, đào móng nhà gặp trời mưa là điềm báo cát hay hung?
Đây là một điềm báo tốt. Dân gian ta có câu “Sơn quản nhân đinh, thuỷ quản tài” tức là có nước là có tài lộc. Ngày động thổ màu mưa dự báo xây nhà thuận lợi, gia chủ vạn sự như ý.
- Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng GiuseArt
- Liên hệ: Lê Văn Thiện
- Phone: 0972939830
- Email: giuselethien@gmail.com
- Website: www.giuseart.com